Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bé bị hăm tã nên và không nên bôi gì? Những lưu ý mẹ không nên bỏ qua

0

Cập nhật vào 23/08

Tình trạng hăm tã không chỉ khiến bé ngứa rát, khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và máu. Vậy bé bị hăm tã bôi gì để nhanh khỏi? Các mẹ có thể tìm hiểu thông tin này một cách chi tiết nhất qua bài viết ngay sau đây.

Bé bị hăm tã nên bôi kem trị hăm

Tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chia thành 5 mức độ cụ thể như sau:

  • Cấp độ 1: Vùng da được đóng bỉm ửng hồng trên diện tích nhỏ, có thể kèm theo vài mụn nước nhưng da bé vẫn khô ráo.
  • Cấp độ 2: Tình trạng da ửng đỏ xuất hiện nhiều hơn và phân bổ rải rác.
  • Cấp độ 3: Vết hăm tã có màu đậm, xuất hiện dày đặc trên diện tích lớn.
  • Cấp độ 4: Vết hăm tã xuất hiện nhiều kèm các nốt sần kiến da bé sưng đỏ, xuất hiện mụn mủ.
  • Cấp độ 5: Da bé bị sưng, loét hoặc phù nề trên diện tích lớn.

Vậy trẻ bị hăm tã nên bôi gì? Mẹ chỉ nên bôi kem trị hăm cho bé tại nhà với các trường hợp hăm tã nhẹ, tức ở cấp độ 1 và 2. Nếu tình trạng hăm ở cấp độ cao hơn, tốt nhất mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ để điều trị, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Các mẹ nên ưu tiên dùng kem chống hăm có chứa Dexpanthenol (tiền chất Vitamin B5), Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên) hay kẽm Oxit hoặc Hydrocarbon. Đây đều là những thành phần cực kỳ an toàn cho làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với công dụng giảm kích ứng, làm dịu da và khô da nhanh chóng.

Bé bị hăm tã nên và không nên bôi gì? Những lưu ý mẹ không nên bỏ qua

Mẹ nên bôi kem hăm khi trẻ bị hăm tã

Một số dòng kem trị hăm tốt trên thị trường hiện nay mà các mẹ có thể tham khảo là:

  • Bepanthen.
  • Dizigone Baby.
  • Sudocrem.
  • Skinbibi.

Quy trình sử dụng kem hăm cho bé bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Ba mẹ rửa tay với xà phòng để sát khuẩn sạch sẽ.
  • Thay tã cho bé và vệ sinh sạch sẽ khu vực bị hăm tã bằng nước ấm.
  • Lau khô vùng da vừa vệ sinh và thoa một lớp kem hăm mỏng cho bé.
  • Để kem hăm khô và thấm vào ra mới cho bé mặc bỉm và quần áo.

Bé bị hăm tã không nên bôi gì?

Ngoài tìm hiểu rõ bé bị hăm tã bôi gì, mẹ cũng cần biết được các sản phẩm không nên sử dụng cho da bé trong tình huống này. Cụ thể:

  • Phấn rôm: Sản phẩm này khi bôi lên da bé sẽ làm bít lỗ chân lông, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng hăm tã.

Bé bị hăm tã nên và không nên bôi gì? Những lưu ý mẹ không nên bỏ qua

Mẹ không nên bôi phấn rôm cho trẻ bị hăm tã

  • Đắp thuốc lá: Việc áp dụng các mẹo dân gian trị hăm tã cho bé bằng thuốc lá rất dễ khiến da trẻ bị kích ứng thêm, thậm chí là ngộ độc.
  • Các loại kem trị hăm không an toàn cho da bé: Đó là những dòng kem hăm có chất tạo mùi, màu và chất bảo quản như như Axit Boric, Salicylat Metyl, Camphor, Paraben, Corticoid hay Benzoin.

Lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm tã

Để giảm khó chịu cho con và đẩy lùi tình trạng hăm tã một cách nhanh chóng, các mẹ nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Lựa chọn loại tã bỉm phù hợp: Trẻ cần được mặc loại bỉm, tã mỏng nhẹ, thông thoáng và thấm hút tốt, đặc biệt là vào mùa hè. Mẹ có thể tìm hiểu thêm cách chọn bỉm mùa hè cho bé bổ ích tại đây để hạn chế hăm tã quay lại.
  • Đảm bảo tã luôn khô thoáng, sạch sẽ: Trẻ bị hăm tã nên được thay bỉm thường xuyên hơn để tránh gây kích ứng, hạn chế cảm giác ngứa ngáy cho bé.

Bé bị hăm tã nên và không nên bôi gì? Những lưu ý mẹ không nên bỏ qua

Tre bị hăm tã cần được vệ sinh vùng quấn tã thường xuyên

  • Cho con thăm khám bác sĩ: Trường hợp trẻ bị hăm tã nặng, xuất hiện tình trạng bội nhiễm cần được đưa đi thăm khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn.
  • Vệ sinh vùng hăm tã mỗi ngày: Mẹ hãy dùng khăn mềm, ẩm để lau vùng hăm tã cho con mỗi ngày. Có như vậy các mụn nước, vết loét mới nhanh khô và bong ra để tái tạo làn da mới khỏe mạnh.

>> Có thể mẹ cũng quan tâm: Bé đóng bỉm bị nổi mụn là do đâu và cách khắc phục ra sao?

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ đã có lời giải đáp cho thắc mắc bé bị hăm tã bôi gì và không nên bôi gì để nhanh khỏi. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý hơn tới cách chăm sóc con khi bị hăm tã, đặc biệt là việc lựa chọn loại bỉm mỏng, thấm hút tốt.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.