Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách nấu chè đậu đỏ với nếp bằng nồi cơm điện cho bà bầu

0

Cập nhật vào 07/09

Khi nhắc đến món chè tốt cho phụ nữ mang thai thì phải kể đến chè đậu đỏ với nếp. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu chè đậu đỏ với nếp bằng nồi cơm điện cho bà bầu sau đây.

  1. Bà bầu có ăn được đậu đỏ không?
  2. Những lưu ý trong khi chế biến đậu đỏ
  3. Nguyên liệu để nấu chè đậu đỏ với nếp
  4. Sơ chế nguyên liệu
  5. Cách nấu chè đậu đỏ với nếp bằng nồi cơm điện
  6. Các loại đậu tốt cho bà bầu

Bà bầu có ăn được đậu đỏ không?

Hiện nay, chưa có một khuyến cáo nào nói phụ nữ mang thai không nên ăn đậu đỏ, do đó, bạn cứ yên tâm dùng. Tuy nhiên, cái gì cũng vậy, vừa phải sẽ tốt hơn và tùy theo cơ địa mỗi người có sự hấp thu và chuyển hóa khác nhau. Do đó, khi dùng, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể, tốt nhất chỉ dùng ở mức độ vừa phải.

Những lưu ý trong khi chế biến đậu đỏ để mẹ và bé khỏe mạnh

  • Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm nên để giữ lại vị ngọt nguyên chất của nó thì bạn nên giảm lượng đường dùng khi nấu.
  • Bạn không nên cho quá nhiều đường kính vào trong món ăn từ đậu đỏ vì nó sẽ làm giảm một nửa hiệu quả kích thích tiêu hóa của đậu đỏ và khả năng hấp thụ vitamin B1. Hơn nữa sự kết hợp này còn làm tăng chất béo, gây táo bón và các chất độc bị tích trữ lại, gây hại cho da của bạn. Lời khuyên cho bạn là thay thế đường kính bằng đường mật hay mật ong thì hiệu quả kích thích tiêu hoá của đậu đỏ sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
  • Bạn nên kết hợp đậu đỏ với các chất tinh bột khác để chế biến thành một số món ăn bổ dưỡng giúp đổi vị trong thai kỳ như cơm đậu đỏ, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, chè đậu đỏ, bánh đậu đỏ….

Nguyên liệu để nấu chè đậu đỏ với nếp

  • Đậu đỏ 200 gram
  • Gạo nếp 100 gram
  • Lạc (đậu phộng) 100 gram
  • Đường, Muối
  • Nước cốt dừa 1 lon

Sơ chế nguyên liệu

  • Cho đậu đỏ vào chậu nước lạnh ngâm khoảng 6 tiếng rồi đãi sạch.
  • Gạo nếp có thể ngâm hoặc không ngâm cũng được. Ngâm thì nấu nhanh nhừ hơn, mang gạo đi vo sạch để ráo nước.

Cách nấu chè đậu đỏ với nếp bằng nồi cơm điện cho bà bầu

  • Cho đậu đỏ vào nồi cơm điện ninh thì nước không bị trào ra và đỡ phải trông bếp. Từ lúc cắm điện đến khoảng 30 phút sau thì xem nếu đậu đỏ bở mềm là được.
  • Trong khi chờ ninh đậu thì bạn có thể tranh thủ rang lạc, ủ vào khăn sạch một lúc cho giòn. Tiếp theo cho vào giá sát cho sạch vỏ vã đem bỏ vào cối giã qua là xong.
  • Đợi đến khi đậu chín thì cho gạo vào ninh cùng đến khi gạo chín nhừ thì cho thêm đường vào đảo đều cho ngấm để sôi thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ lon nước cốt dừa và thêm nước lạnh vào xong, cho thêm đường và chút muối vào rồi đun sôi. Nếu thích nước đặc sánh hơn thì có thể cho thêm chút bột đao nữa.
  • Múc chè ra bát, rắc lạc và rưới một chút nước cốt dừa lên trên là được ngay một bát chè thơm ngon rồi đó.

Xem thêm:

Các loại đậu tốt cho bà bầu

Ngoài đậu đỏ, các mẹ bầu có thể sử dụng những loại đậu dưới đây để nấu chè cũng rất tốt cho sức khỏe thai nhi:

Đậu bắp

Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C và các chất kẽm, canxi. Ngoài ra đậu bắp còn cung cấp chất xơ và acid folic cho thai phụ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ, “nhổ tận gốc” chứng táo bón cho thai phụ.

Đậu xanh

Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin E, B1, B2, B3, B6, vitamin C, tiền vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt…

Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.

Đậu đen

Từ trước đến nay, đậu đen được sử dụng như một giải pháp thanh nhiệt, giải độc vào những ngày nắng nóng. Đậu đen chọn loại xanh lòng lại càng tốt hơn vì nó chẳng những ngon mà còn nhiều dưỡng chất. Với mẹ bầu, đậu đen có tác dụng bổ huyết tuyệt vời. Mẹ có thể hầm đậu đen với gà ác để bồi bổ trong thai kỳ và cả sau sinh đều rất tốt. Bên cạnh đó, đậu đen còn có thể làm xua tan chứng đau mỏi khớp cơ trong quá trình bầu bí của mẹ.

Đậu tương

Người ta coi đậu tương là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo cho nhân loại và ví nó như một loại “thịt không xương” vì hàm lượng đạm dồi dào (100 gr đậu tương tương đương với 800 gr thịt bò). Trong đậu tương có đến 40% protein; 12-25%lipid; 10-15% glucid; các khoáng tố như Fe, Ca, Mg, K, P, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa và cellulose.

Quan trọng hơn cả phải kể đến các acid amin cơ bản trong đậu tương gồm: isoleucin, lysin, leucin, phenylalanin, metionin, valin, tryptophan. Cùng với đó, các amino acid không thay thế trong đậu tương rất cần thiết cho cơ thể.

Đậu lăng

Trong các loại đậu thì đậu lăng đứng đầu danh sách cung cấp axit folic cho cơ thể. Hơn thế, đậu lăng còn chứa một hàm lượng lớn chất sắt, giúp lưu chuyển oxy đến thai nhi dễ dàng, cần thiết cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con, đồng thời làm sản sinh năng lượng mới cho các hoạt động của mẹ trong ngày. Mẹ bầu nào lo ngại chứng táo bón có thể tìm đến đậu lăng như một giải pháp hữu hiệu vì đậu này rất giàu chất xơ.

Trong số các loại đậu, đậu lăng đứng thứ 3 trong việc cung cấp protein – một chất hỗ trợ tích cực đến sự phát triển mô và cơ của thai nhi. Nếu mẹ sợ nguy cơ sinh non, con nhẹ cân hoặc việc chuyển dạ kéo dài có thể ăn đậu lăng để ngăn ngừa. Ngoài ra, vitamin B và các khoáng chất cần thiết trong đậu lăng rất tốt cho những mẹ bầu mắc chứng tim mạch hoặc tiểu đường.

Được tổng hợp bởi giadinhviet

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.