Cập nhật vào 12/12
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ có sự thay đổi đáng kể về hormone. Do vậy mà việc ăn uống trở nên khắt khe hơn, đặc biệt là ăn hải sản bởi nếu không chế biến đúng cách rất có thể gây dị ứng.
Hải sản là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng protein, axit béo, sắt, các loại omega, vitamin nhóm B, các loại khoáng chất… rất tốt cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên cần phải có một chế độ ăn khoa học để đảm bảo thai nhi được phát triển toàn diện, không bị dị tật hay bị bệnh hiểm nghèo. Dưới đây là một số lưu ý rất quan trọng khi ăn hải sản mà các mẹ cần chú ý.
1. Một số lưu ý cho phụ nữ mang thai khi ăn hải sản
Hạn chế ăn hải sản vào 3 tháng đầu và 1 tháng trước khi sinh
Ba tháng đầu là giai đoạn cơ sở, việc người mẹ ăn bổ sung những chất gì ở giai đoạn này sẽ quyết định sự phát triển của bé về sau này như thế nào. Đây cũng là giai đoạn bào thai thành hình, rất dễ bị động thai, sảy thai. Một tháng cuối là giai đoạn dễ xảy ra sinh non. Do vậy nên hạn chế tối đa việc ăn hải sản ở giai đoạn này và chỉ nên ăn tối đa 2 lần/ tuần, mỗi lần chỉ được dưới 100g.
Nấu chín các loại thức ăn
Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ mang thai phải ăn các loại hải sản nấu chín. Tuyệt đối không được ăn các loại hải sản tái chín hay sống bởi có rất nhiều loại ký sinh trùng và vi khuẩn như: Ecoli, toxoplasmosis, salmonella… gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu.

Khi ăn cá cần phải được làm thật sạch trước khi chế biến và phải được nấu chín ở nhiệt độ trên 100 độ C. Không nên ăn các loại thực phẩm chưa chế biến kỹ như: sushi, gỏi cá, cá sống… Ngoài ra, các mẹ cũng không nên ăn nội tạng cá vì chúng chứa nhiều vitamin A có thể ảnh hưởng xấu đến bé.
Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì buổi tối để tốt cho bé
Không ăn các loại hải sản nhiễm thủy ngân cao
Thủy ngân là kim loại dạng chất lỏng, có mặt ở ngay chính môi trường sống của con người. Thủy ngân là nguyên nhân gây ô nhiễm và các căn bệnh về phổi. Thủy ngân tích tụ trong nước sẽ chuyển hóa thành hợp chất methylmercury, chất này thấm dần vào các loại động thực vật ở dưới nước.

Khi các bà bầu ăn phải các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi đặc biệt là hệ thần kinh. Thậm chí có thể gây nên chứng dị tật bẩm sinh ở trẻ khi bào thai tiếp xúc với thủy ngân trong tử cung.
Các loại hải sản nhiễm thủy ngân cao mà các bà bầu không nên ăn là: cá ngừ đóng hộp, cá kiếm, cá mập, cá lát, cá thu vua… Mẹ bầu có thể tham khảo thêm 10 Loại rau bà bầu không nên ăn nếu không muốn mất con
Thay đổi thực đơn hải sản thường xuyên
Để hấp thụ được tối đa nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau, bà bầu nên thường xuyên thay đổi thực đơn hải sản. Ăn nhiều loại hải sản vào nhiều bữa khác nhau trong ngày. Một tuần các mẹ nên ăn khoảng 340 gram hải sản là tốt nhất.

Nên ăn các loại hải sản giàu canxi, omega 3, sắt, protein, ít thủy ngân như: các loại tôm, cá nước ngọt, cá mòi, cá hồi, cá trích, bạch tuộc, hàu, sò điệp, mực…
Xem thêm: Nước cam có tác dụng gì đối với mẹ bầu
2. Những loại hải sản bà bầu nên ăn
Tôm
Tôm rất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Bởi vậy, chị em đừng bỏ qua loại hải sản cần thiết bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu này trong chế độ ăn hàng tuần. Tôm có thể chế biến được nhiều món ngon như: tôm chiên, tôm hấp…
Cá hồi
Cá hồi rất giàu vitamin B12, canxi nên cực kỳ bổ dưỡng cho mẹ bầu. Các mẹ hãy thử chế biến món này với củ cải đường, nước sốt sữa chua và các loại gia vị khác… sẽ rất hấp dẫn đấy.
Hàu
Hàu là loại hải sản bổ dưỡng cho bà bầu vì nó có nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt và vitamin B12. Tuy nhiên bà bầu cần chú ý phải ăn hàu đã được chế biến sạch và chín để tránh đau bụng và mắc các bệnh khác liên quan đến tiêu hóa.
Cá ngừ
Đây là một trong các loại hải sản tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, nhiều người khi mang bầu lại không dám ăn cá ngừ vì lo sợ bị phong và nghĩ rằng các ngừ không tốt cho sức khỏe. Đó là quan niệm sai lầm. Cá ngừ là nguồn thực phẩm dồi dào các dưỡng chất đặc biệt là vitamin B6 có tác dụng rất tốt cho sức khỏe cơ bắp, da và máu của bà bầu. Đây là hải sản tốt cho bà bầu nên bổ sung để thai nhi được phát triển toàn diện hơn
Cua biển
Chế độ ăn của bà bầu nếu thiếu sắt, canxi hay đạm thì có thể dẫn đến tình trạng bé sinh ra gặp các khuyết tật, chậm phát triển. Vì thế, ăn cua biển cũng là một cách để bổ sung các chất này.
Cua biển rất giàu canxi, magie và omega 3 – những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh cho bà bầu. Trung bình, 100g thịt cua biển chứa khoảng 500mg – 1g chất béo, trong đó đa phần là omega 3 – dưỡng chất tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển não bộ cho bé yêu.
Một con cua biển trung bình cung cấp đến hơn 100% nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày của cơ thể. Thịt cua còn rất giàu folate (34,7mcg), vitamin B1 (0,1mg) nên rất bổ dưỡng. Với 1 con cua biển, bà bầu sẽ được cung cấp khoảng 3 – 8% lượng sắt và kali mỗi ngày.
Protein trong thịt cua cao hơn hẳn các loại thịt cá khác. Vì thế, nó sẽ cung cấp dưỡng chất cơ bản này cho thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển trong bụng mẹ.
3. Những loại hải sản bà bầu không nên ăn
Bà bầu không nên ăn hải sản sống, chưa qua chế biến hoặc bị nhiễm bẩn
Để tránh các vi khuẩn hoặc vi-rút có hại trong hải sản, bạn nên:
- Tránh ăn cá và động vật có vỏ chưa nấu chín (tôm, cua, sò ,ốc…): Các món sushi, sashimi, hàu sống, sò điệp hoặc các loại sò.
- Tránh ăn hải sản đông lạnh, chưa nấu chín: Hải sản có nhãn hiệu kiểu nova, đồ hun khói, om muối hay sấy khô. Việc ăn đồ hải sản xông khói cũng ổn nếu nó là một thành phần trong món hầm hay các đồ đã được nấu chín. Thực phẩm đóng hộp và các thức ăn bảo quản (có chất lượng) ổn định cũng khá an toàn.
- Nắm rõ khuyến cáo về các loại cá ở địa phương: Nếu bạn ăn cá được đánh bắt từ một vùng địa phương nào đó, hãy chú ý đến các khuyến cáo về các loại cá nơi đó – đặc biệt nếu tình trạng ô nhiễm nước là mối lo ngại. Nếu không có lời khuyên nào cả, bạn chỉ nên ăn dưới 170 grams cá ở nơi đó mỗi tuần thôi và không ăn các loài cá khác cùng trong tuần đó nữa.
- Nấu hải sản đúng cách: Cá chín khi nó bắt đầu tách ra thành từng miếng nhỏ và toàn thân trắng đục. Nấu tôm nuôi, tôm hùm và sò điệp đến khi chúng có màu trắng sữa. Nấu sò, trai và hàu cho đến khi vỏ mở. Loại bỏ hết những con nào không mở vỏ ra.
Bà bầu không nên ăn đồ hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Hải sản có thể là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, và các axit béo omega-3 có nhiều trong cá giúp thúc đẩy sự phát triển trí não và mắt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số loại cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể đem lại nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn. Hàm lượng cao thủy ngân có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh đang phát triển của trẻ.
Loại cá càng già, càng lớn, thì hàm lượng thủy ngân càng cao. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai cần tránh các loại cá sau:
- Cá kiếm
- Cá nhám, cá mập
- Cá thu lớn
- Cá kình
Trên đây là những lưu ý quan trọng dành cho những bà bầu khi ăn hải sản. Hải sản là một nguồn dinh dưỡng rất bổ ích, giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non hay trẻ sinh ra bị thiếu cân. Đồng thời giúp giảm chứng trầm cảm, giúp trẻ trở nên thông minh hơn. Do vậy, các mẹ bầu nên bổ sung hải sản vào thực đơn hàng ngày của mình nhé!
Xem thêm: