Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

0

Cập nhật vào 10/12

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh cha mẹ rất khó nhận biết nếu không để ý quan sát. Bài viết sẽ nêu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.

  1. Nguyên nhân gây ra động kinh ở trẻ sơ sinh

  • Chấn thương ở đầu: trong quá trình chăm sóc nhiều khi cha mẹ hay người thân không cẩn thận để đầu trẻ đập vào những vật cứng, va chạm mạnh sẽ gây những tổ thương ở đầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh 1

Chấn thương đầu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh

  • Bướu não (u não): Một số trẻ sơ sinh ngay từ khi vừa chào đời đã có một hoặc vài khối u trong não, kích thước của chúng ngày càng lớn và cuối cùng gây ra bệnh động kinh.
  • Di truyền: Nếu gia đình có bố mẹ, anh chị bị động kinh thì nguy cơ trẻ sơ sinh mắc căn bệnh này cao hơn so với những đứa trẻ mà gia đình không có ai mắc.
  • Một số nguyên nhân cũng có thể khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh động kinh đó chính là trong quá trình mẹ mang thai và sinh nở trẻ bị thiếu oxi, việc mẹ dùng các chất kích thích quá nhiều như rượu, bia, thuốc lá cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
  1. Các triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

– Cơn co cứng co giật toàn thân: xảy đến bất ngờ khiến các cơ co cứng lại trong khoảng 15-30 giây, sau đó là co giật toàn thân và có thể kèm theo mắt trợn ngược, sùi bọt mép.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh 2

Trẻ sơ sinh lên cơn động kinh

– Chứng co thắt sơ sinh: Một dạng động kinh rất đặc biệt và cũng khó để nhận biết. Biểu hiện đặc trưng nhất là các cơ bắp đột ngột co thắt lại khiến đầu cúi gập về phía trước, hai tay vung lên cao, đầu gối co lại. Sau vài giây, các cơ giãn ra và trở lại tư thế bình thường. Hiện tượng này thường xuất hiện theo từng đợt khoảng 10-20 lần liên tục trong thời gian 2-3 phút. Chứng co thắt sơ sinh thường bắt đầu khởi phát từ tháng thứ 12 và dừng lại trước 4 tuổi, sau thời gian này bệnh có thể tiến triển thành các dạng động kinh khác.

– Động kinh trong giấc ngủ: Gần như các cơn động kinh chỉ xảy ra khi trẻ đang ngủ. Cơn động kinh có thể khiến trẻ bị co giật, đột ngột tỉnh giấc lúc nửa đêm, tiểu tiện không tự chủ… đồng thời trẻ cũng sẽ thường cảm thấy rất mệt mỏi vào sáng hôm sau.

  1. Cách điều trị trẻ sơ sinh bị động kinh

Tùy thuộc vào loại động kinh và nguyên nhân dẫn đến bệnh mà cơ hội chữa khỏi của mỗi trẻ là khác nhau. Nhưng nhìn chung, nếu trẻ sơ sinh được phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu bệnh động kinh và điều trị kịp thời đúng cách thì khoảng 70% số trẻ có thể kiểm soát được bệnh, giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, động kinh trong tương lai.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh 3

Cho trẻ uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Cho trẻ uống thuốc kháng động kinh theo đơn chỉ dẫn của bác sỹ. Phải cho trẻ uống thuốc đều đặn, liên tục, không nghỉ buổi nào để duy trì thường xuyên nồng độ thuốc trong cơ thể. Nếu trẻ mắc bệnh động kinh bị ốm, thì ngoài thuốc điều trị bệnh đó vẫn phải cho trẻ uống thuốc chống co giật. Tuy nhiên, cha me phải báo cho bác sỹ khám bệnh về thuốc mà trẻ đang uống để tránh tình trạng tương tác thuốc.

Liều thuốc dùng cho trẻ phải bắt đầu từ liều thấp sau tăng dần. Khi mới uống thuốc, có thể trẻ vẫn lên cơn co giật. Nếu cơn co giật không giảm, nên đưa trẻ đến bác sỹ khám thường xuyên để có hướng tăng liều thuốc hoặc cho trẻ nhập viện để cắt cơn co giật. Khi trẻ uống thuôc, phải theo dõi để phát hiện các tác dụng phụ của thuốc (ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da, buồn nôn…).

Xem thêm :

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.