Cập nhật vào 08/12
Những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin… khi được hấp thụ thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn không bị chứng táo bón phiền phức ghé thăm.
Chứng táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh đường ruột có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên nhiều nhất là ở những người ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không khoa học. Táo bón tuy không nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống khi chẳng may mắc phải.
Biểu hiện thường thấy của táo bón là đi đại tiện ít hơn ba lần trong tuần, phân cứng và ít hơn bình thường, đại tiện khó và có cảm giác không đầy đủ sau khi đi vệ sinh.
Ăn uống và điều chỉnh thực đơn ăn uống đúng cách luôn là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng táo bón. Tạo thói quen ăn uống khoa học không chỉ phòng bệnh mà còn là phương pháp chữa bệnh đơn giản, an toàn, không tốn kém.
Những thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng “tống khứ” chất thải cứng đầu ra khỏi cơ thể mà không cần dùng thuốc, nhờ đó giúp phòng và điều trị chứng táo bón hiệu quả.
1. Khoai lang
Khoai lang được lưu truyền là bài thuốc dân gian trị táo bón cực kỳ công hiệu. Trong cuốn sách “Những cây thuốc Việt Nam”, GS Đỗ Tất Lợi có viết: “Thí nghiệm trên chuột và trên cơ thể người tác dụng của nước sắc lá khai lang, chúng tôi thấy tá dụng nhuận tràng rõ rệt cả với chuột và người, không có hiện tượng nào khó chịu. Kết quả này phù hợp với nhận xét trong nhân dân: Một số lớn người ăn rau khoai lang thường đi đại tiện rất dễ dàng.”
Một số cách dùng điều trị táo bón bằng khoai lang như sau:
Uống nước: Củ khoai lang rửa sạch, nghiền nát, lấy nước uống vào lúc sáng sớm khi đói bụng ½ cốc, trước mỗi bữa ăn ½ cốc trong 2 – 3 ngày.
Lá rau lang: luộc ăn và uống nước, có thể thay đổi khẩu vị bằng cách nấu canh hoặc xào tỏi.
Một số lưu ý khi dùng khoai trị táo bón:
- Dùng khoai vỏ trắng ruột trắng tốt hơn khoai đỏ ruột vàng
- Đối với bệnh nhân sỏi thận, không nên dùng khoai thường xuyên vì chứa nhiều canxi
- Không ăn phần khoai bị hà hay có mầm vì chứa chất độc
- Khi luộc rau, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng
Nếu bạn là người làm văn phòng, bạn có thể tham khảo thêm cách tránh béo bụng cho dân văn phòng
2. Rau mồng tơi
Theo Đông y, mồng tơi có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt tràng là loại rau thân thuộc trong bữa cơm của mọi gia đình Việt Nam. Để điều trị táo bón, bạn có thể lấy lá mồng tơi rửa sạch, giã, vắt lấy nước cốt pha với nước đun sôi để nguội, uống một vài lần. Ngoài ra, các món ăn chế biến từ loại rau này như canh mồng tơi, mồng tơi luộc, mồng tơi xào cũng có công dụng tương tự.
3. Quả chuối
Chuối được đặt biệt danh là trái cây thần kỳ, bởi nó có nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra chuối còn giàu chất xơ giúp nhuận tràng, mềm phân, khôi phục dạ dày hoạt động bình thường, chữa táo bón. Ăn 1 – 2 trái chuối chín mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể cả thể chất và tinh thần, chữa các bệnh đường tiêu hóa, dạ dày, tốt cho tim mạch, hệ miễn dịch.
4. Sữa chua
Sữa chua có chứa nhiều men, vi khuẩn tốt cho đường ruột nhất là probiotic. Men vi sinh probiotic có tác dụng biến đổi các chất xơ từ thức ăn ở ruột non thành axit amin, axit lactic và các loại vitamin giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Thành phần vi khuẩn có lợi thuộc chủng sinh lactic liên kết với vi nhung mao của ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng táo bón hiệu quả. Bạn có thể ăn sữa chua đóng hộp hoặc kết hợp với các loại hoa quả thành sữa chua dầm trái cây thơm ngon, mát lành.
5. Rau bắp cải
Bắp cải là một món ăn phổ biến, có vị lạnh, ngọt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc nên hỗ trợ chức năng tiêu hóa, dạ dày khó chịu, háo nước, táo bón, nước tiểu vàng…
Bắp cải có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B, đặc biệt nhiều vitamin C. Lượng cellulose có trong bắp cải có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp dễ dàng tiêu hóa và ngăn chặn táo bón hiệu quả.
Nếu bắp cải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn nên làm salat, ăn sống để giữ nguyên chất dinh dưỡng, có tác dụng nhuận tràng cao hơn.
Mỗi lần cảm thấy khó tiêu, khó đi ngoài, bạn nên ăn khoảng 0.5kg bắp cải và uống thêm nước. Cách này sẽ có tác dụng nhanh chóng.
Để phòng tránh bệnh táo bón được tốt hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm Nguyên nhân gây bệnh táo bón
6. Mật ong
Không chỉ là một loại kháng sinh tự nhiên, mật ong còn chứa một hàm lượng dinh dưỡng dồi dào những vitamin, khoáng chất, axit amin. Chất đường trong mật ong có tác dụng mềm phân, trị táo bón.
Uống một cốc mật ong hòa với nước đun sôi mỗi buổi sáng không chỉ đánh thức hệ tiêu hóa trong cơ thể sau một giấc ngủ dài mà còn giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
7. Nước
Phần lớn những người mắc chứng táo bón là do không uống đủ lượng nước trong ngày dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân nên gây ra tình trạng táo bón. Bình thường, nước chiến 75 – 78% thành phần phân.
Nếu tỷ lệ đó càng giảm thì khối phân càng khó di chuyển theo ruột già, nếu xuống dưới 20% thì khối phân đó hoàn toàn bị tắc. Uống đủ lượng nước mỗi ngày (trong đó bao gồm nước trong thức ăn và nước uống ở các dạng khác nhau) bệnh táo bón sẽ thuyên giảm đáng kể.
8. Giá đỗ
Giá đỗ, rau mầm, vốn được làm từ hạt đậu xanh, đậu tương hoặc các loại hạt khác, là món ăn phổ biến, giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Giá cũng giàu chất xơ. Ngoài ra, trong quá trình nảy mầm, loại rau này còn làm biến mất chất axit tranexamic, từ đó giải phóng nhiều phốt pho, kẽm và các khoáng chất khác, dễ dàng hấp thu vào cơ thể.
Trong giá đỗ còn chứa lượng vitamin C rất cao, giúp giải nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng tuyệt vời.Các chất béo, carbohydrate, một số yếu tố vi lượng thiết yếu rất có lợi cho cơ thể, ăn nhiều có thể phòng bệnh ung thư đường ruột.
Ngoài ra, những người hay bị nhiệt miệng, ăn giá cũng có thể cải thiện tình trạng mọc nhọt, viêm trong miệng. Bên cạnh đó, giá còn có tác dụng cải thiện trí nhớ. Lưu ý, để giữ lại nhiều dinh dưỡng nhất, bạn chỉ nên nấu giá chín tới, không nên nấu quá kỹ.
9. Quả bí ngồi
Trong 100g bí ngồi chứa thành phần thủy phân lên tới 94g, là món ăn giải nhiệt tốt nhất. Giàu vitamin A, hàm lượng calo thấp, các vitamin và khoáng chất khác cũng rất dồi dào.
Ngoài ra, bí ngòi cũng chứa một lượng kali, magiê với tỷ lệ cao; cellulose, hemicellulose, lignin và pectin cũng khá phong phú.
Những chất này không thể tiêu hóa enzyme thủy phân, nhưng lại có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, có lợi cho quá trình đào thải phân ra ngoài. Bí ngồi nên nấu chín kỹ để có tác dụng tối ưu hơn. Nếu cần thiết có thể nấu cùng với cháo, súp để tăng hiệu quả nhuận tràng.
10. Củ cải
Củ cải cùng họ với cà rốt, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Củ cải có hàm lượng Vitamin C cao gấp 10 lần quả lê, ngoài ra còn chứa chất interferon inducer, có tác dụng chống virus, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Cà rốt, củ cải có vị cay, ngọt, mát, có tác dụng loại bỏ chất độc, long đờm, giải độc khi bị viêm phế quản, giảm ho hiệu quả.
Củ cải giàu Vitamin, ăn nhiều có tác dụng nhuận tràng, kháng khuẩn, chống sỏi mật, giảm cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp và bệnh tim mạch vành. Muốn nhuận tràng, thông đại tràng, bạn nên ăn khoảng 0.5kg củ cải cho mỗi đợt cần “thông” ruột.
Ngoài ra chế độ ăn uống điều độ nhiều chất xơ, điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng góp phần đáng kể vào điều trị táo bón. Tập thể dục đều đặn, tạo thói quen đi đại tiện vào buổi sáng hoặc chiều theo một giờ cố định hằng ngày, không nhịn đi vệ sinh khi mót sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả.
Như vậy trên đây chúng tôi đã tổng hợp lại thông tin về những thực phẩm có tác dụng điều trị chứng táo bón cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng để bạn tham khảo. Hãy nhớ, đừng để đến khi mắc bệnh rồi mới lo chữa bệnh, thay vào đó ngay từ bây giờ bạn hãy thay đổi thói quen và chế độ ăn uống bổ sung thêm nhiều chất xơ cho mình và gia đình để phòng chống bệnh táo bón hiệu quả nhất nhé.