Advertisement
Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao: 0989121911 - tvnseos@gmail.com - Zalo
Sức khỏe

Trị ghẻ nước bằng cây Dã Quỳ – bài thuốc dân gian của mẹ tôi

Ghẻ nước là một bệnh da liễu, là hiện tượng làn da bị ký sinh trùng tấn công. Sử dụng cây Dã Quỳ để trị ghẻ nước là bài thuốc dân gian mà tôi học được từ mẹ ngày còn bé.

Với những người thuộc thế hệ 8x trở về trước, những bài thuốc dân gian ngày đó là biện pháp gần như duy nhất để trị những căn bệnh thông thường. Một trong những bệnh thường thấy ở đám trẻ nông thôn ngày đó là ghẻ nước.

1. Trị ngứa – trị ghẻ nước – bài thuốc dân gian từ mẹ của tôi

Tôi không biết thế hệ trẻ hiện nay thế nào nhưng với những đứa trẻ thế hệ 8x ở vùng quê như tôi, việc được chơi đùa ở những cánh đồng, hay tắm sông, tắm ao là chuyện rất thường thấy. Tuy không phải con nhà nông, nhưng hoạt động chơi đùa cùng đám bạn ở những địa điểm này diễn ra khá thường xuyên, có khi là cả ngày, những lúc được nghỉ không phải đi học.

Bố tôi là nhân viên lâm trường còn mẹ tôi là Y Sĩ của bênh viện huyện nên cả hai ít khi ở nhà ban ngày. Do đó, không có ai quản lý nên bạn trẻ con chúng tôi càng được dịp đùa nghịch nhiều hơn. Chúng tôi chơi ở bờ ruộng, lội xuống mương bắt cua, bắt ốc,…

Việc tiếp xúc với nước ruộng, nước sông suối, ao hồ như vậy khiến tôi nhiều lần bị nổi mụn nước ngứa ở tay, chân, nhất là những vùng kẽ ngón tay hoặc ngón chân. Có khi lan cả ra lòng bàn tay. Hiện tượng này ngày đó chúng tôi gọi là ghẻ nước.

Bị ngứa liên tục như vậy khiến tôi rất khó chịu, nhất là lần đầu tiên tôi bị ghẻ nước. Ngày đó còn bé chưa hiểu biết nhiều, ngứa là gãi thôi. Tôi nhớ lần đầu bị ghẻ nước đó, tôi gãi chỗ ngứa nhiều đến nỗi phần da khu vực đó bị xước, chảy máu, đau lắm, nhưng vẫn phải gãi vì ngứa.

Thế rồi mọi việc cũng được giải quyết. Mẹ tôi thấy tôi như vậy nên hỏi sao khóc, tôi nói mình bị ghẻ nước, ngứa không chịu được. Bà cười, rồi sau đó, bà ra ngoài một lúc lâu và đem về một bó cây gì đó mà tôi không biết. Sau đó bà đem những cây đó ra giếng nước rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi.

Một lúc sau bà gọi tôi ra, bảo tôi dùng nước ninh loại cây đó (đã được bà pha thêm nước làm nguội bớt) để ngâm tay chân rồi tắm. Tôi không hiểu tại sao bà lại bảo mình làm như vậy, tôi hỏi bà “Tắm cái nước này để làm gì vậy mẹ”. Bà cười “Tắm mà trị ghẻ của mày đi”.

Với một thằng nhóc 9 tuổi để hết được ngứa là điều mong muốn nhất lúc bấy giờ. Trả lời vâng dạ vài câu với bà, tôi chui ngay vào phòng tắm và làm theo lời bà bảo.

Trong khi ngâm tay chân và tắm, tôi cảm thấy chỗ vết thương của mình khá xót, nghĩ rằng đó là hiệu quả của loại nước mẹ làm cho, tôi cố gắng chịu. Xong xuôi tất cả, tôi hỏi mẹ sao nước này lại bị đau xót chỗ bị xước. Bà nói “thế mới trị hết ghẻ của mày”.

Hôm sau là chủ nhật, ngay từ sáng, bà bảo tôi mang theo con dao rựa ra đầu làng để chặt lấy ít phần cành và ngọn cây ở bở rào khu nhà bà Thao ở đó mang về, bà bảo tôi nhớ gọi và xin bà trước khi chặt.

Mang về 1 ôm lớn loại cây này, tôi lúc đó mới biết tên gọi của nó là cây Cúc dại – sau này tôi mới biết nó có tên khác là cây Dã Quỳ. Bạn có thể tham khảo về loài cây này tại: Ý nghĩa hoa Dã Quỳ.

Lần này mẹ tôi không nấu nước cho tôi nữa mà chỉ tôi các bước làm để tôi tự nấu nước tắm lấy.

Đây là công thức nấu nước cây Cúc dại trị ghẻ nước của mẹ tôi:

  • Cây cúc dại – 1 bó – ước tính khoảng 15- 20 cành với nồi nước 20 lít.
  • Rửa sạch bụi, đất bám trên lá, cành cây.
  • Chặt nhỏ cành cây để cho vừa vào nồi.
  • Cho cả lá và cành cây cúc dại vào nồi, tiếp đó cho nước đến tai nồi.
  • Cho 1 thìa muối hạt vào, đun nước thật sôi.
  • Vớt cành và lá cây ra, đổ nước ra chậu lớn, thêm nước lạnh vào để dùng ngay, hoặc để nguội bớt rồi mới dùng.
  • Ngâm tay, hoặc chân, hoặc phần da thịt bị ghẻ nước vào chậu nước.

Lúc đó, tôi ngâm nước lá cúc dại 2 lần 1 ngày. Sau 4 ngày tôi đã hết ngứa.

Đó là một trong những ký ức tuổi thơ mà tôi ấn tượng nhất và còn nhớ đến hiện nay.

Ngày nay tôi thấy các bà mẹ hiện đại tìm đủ các loại thuốc tây, thuốc ngoại nhập với giá cao đến sợ người chỉ để tắm cho trẻ hay trị những vết ngứa nho nhỏ. Có thể theo kiến thức của họ, những loại thuốc được y khoa hiện đại chứng thực mới là thuốc tốt, thuốc đảm bảo cho sức khỏe.

Theo như tôi thấy, các loại thuốc hiện đại cũng chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Tôi không nói rằng thuốc hiện đại là không tốt. Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian là đúc kết của thời gian, kinh nghiệm của ông bà để lại, có những nhận định và công dụng đáng để tham khảo.

Cây dã quỳ, vị thuốc dân gian trị ghẻ hiệu quả

2. Những bài thuốc dân gian khác từ cây Dã Quỳ

Không chỉ ở Việt Nam mới có những bài thuốc dân gian với cây Dã Quỳ, loại cây này cũng có trong nhiều bài thuốc của các nước trên thế giới.  Ở Trung Quốc, có bài thuốc trị bệnh về gan, ra mồ hôi trộm ban đêm và nấm tay chân với cây Dã Quỳ

Hay ở Nhật Bản, vào thời Minh Trị, cây Dã Quỳ được sử dụng trong bài thuốc chống ngộ độc. Người Nhật sử dụng vị đắng đặc trưng của cây để gây sốt cho cơ thể, tạo phản ứng để chống lại việc cơ thể bị ngộ độc trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay gần như không được sử dụng nữa.

Ở Đài Loan, cây Dã Quỳ được người dân sử dụng như một loại trà để cải thiện chức năng của gan. Tại Mexico, cây Dã Quỳ được dùng trong nhiều bài thuốc để trị các vết thâm ngoài da.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ